Cách học phiên âm tiếng Trung Pinyin dành cho người mới bắt đầu

Dù bạn đang học tiếng Trung để du lịch, làm việc, hay chỉ đơn giản là yêu thích ngôn ngữ này, việc hiểu và nắm vững phiên âm tiếng Trung Pinyin là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Pinyin không chỉ giúp bạn đọc và viết tiếng Trung một cách chính xác, mà còn là cầu nối giúp bạn tiếp cận với âm điệu phức tạp của tiếng Trung. Bài viết sau đây VIED Education sẽ giới thiệu các bước cơ bản học phiên âm tiếng Trung Pinyin để các bạn tham khảo. 

Phiên âm tiếng Trung là gì?

phien-am-tieng-trung-la-gi
Phiên âm tiếng Trung là gì?

Tiếng Trung là chữ tượng hình nên ngôn ngữ này có hệ thống phiên âm quốc tế bằng chữ Latinh để dễ đọc hơn. Điều này có nghĩa là chúng ta cần học cách đọc các phiên âm (pinyin) của tiếng Trung. Bạn cần phải phát âm đúng theo phiên âm, thanh điệu cũng như nắm vững quy tắc biến âm trong tiếng Trung thì mới có thể nghe nói thành thạo như người bản xứ.

Phiên âm tiếng Trung là bộ chữ cái bao gồm nguyên âm (còn gọi là thanh mẫu) và phụ âm (còn được gọi vận mẫu) để phiên âm cho chữ Hán. Kèm theo đó là các dấu thanh (thanh điệu) nhằm để ghi âm độ của phiên âm đó. Học phiên âm tiếng Trung là bước cơ bản mà bất cứ ai bắt đầu tìm hiểu ngôn ngữ này cũng đều trải qua.

Tìm hiểu bảng chữ cái bính âm

Như đã nói ở trên, Tiếng Trung được cấu tạo bởi 3 thành phần chính gồm: thanh mẫu, vận mẫu và thanh điệu. Để đọc và viết được tiếng Trung thì bạn cần học thuộc các thành tố này, đồng thời cần nắm vững quy tắc viết chữ Hán cơ bản.

Trong bảng chữ cái tiếng trung Pinyin có 5 vận mẫu đơn gồm: a, o, e, i, u và thêm 1 âm đặc biệt là ü. Đối với thanh mẫu gồm có 23 âm: b, p, m, f, d, t, n, l, g, k, h, j, q, x, z, c, s, zh, ch, sh, r, y, w. Ngoài ra, các thanh mẫu cơ bản trong Pinyin còn có thêm các phụ âm ghép để mô phỏng cách phát âm một cách rõ ràng và chính xác.

Cách học phiên âm tiếng Trung – phát âm nguyên âm đơn 

cach-hoc-phien-am-tieng-trung-nguyen-am-don-1
Cách học phiên âm tiếng Trung – Nguyên âm đơn

a: Miệng há to và lưỡi xuống thấp. Là nguyên âm dài, không tròn môi, phát âm gần giống “a” trong tiếng Việt.

o: Lưỡi rút về phía sau và gốc lưỡi nâng cao ở vị trí giữa, 2 môi tròn và nhô ra một tí. Đây là nguyên âm dài, tròn môi, phát âm hơi giống “ô” trong tiếng Việt.

e: Lưỡi rút về phía sau và gốc lưỡi nâng cao ở vị trí giữa, miệng há vừa. Đây là nguyên âm dài và không tròn môi có cách phát âm gần giống “ơ” và “ưa” trong tiếng Việt.

i: Đầu lưỡi dính với răng dưới và phía trước mặt lưỡi nâng sát ngạc cứng, hai môi giẹp, bành ra. Đây là nguyên âm dài, không tròn môi có cách phát âm gần giống “i” trong tiếng Việt.

u: Gốc lưỡi nâng cao, lưỡi rút về phía sau, hai môi tròn và nhô ra trước. Đây là nguyên âm dài, tròn môi có cách phát âm gần giống “u” trong tiếng Việt.

ü: Đầu lưỡi dính với răng dưới, phía trước của mặt lưỡi nâng sát ngạc cứng, hai môi tròn và nhô ra trước. Đây là nguyên âm dài, tròn môi có cách phát âm gần giống “uy” trong tiếng Việt.

Cách học phiên âm tiếng Trung – phát âm phụ âm đơn 

Nhóm 1: Âm môi b, p, m, f

cach-hoc-phien-am-tieng-trung-phat-am-phu-am-don-1
Cách học phiên âm tiếng Trung – Phát âm phụ âm đơn

b: Chính là âm môi môi được phát âm như sau: 2 môi dính tự nhiên, sau đó sẽ tách ra, luồng không khí từ hang miệng thoát ra. Đây là 1 âm tắc, vô thanh, không bật hơi có cách phát âm gần giống “p” trong tiếng Việt.

p: Chính là âm môi môi được phát âm như sau: 2 môi dính tự nhiên rồi tách ra, luồng không khí từ hang miệng thoát ra. Đây là 1 âm tắc, vô thanh, có bật hơi có cách phát âm nhẹ hơn âm p nhưng lại nặng hơn âm b của tiếng Việt.

m: Chính là âm môi môi được phát âm như sau: 2 môi dính tự nhiên, luồng không khí từ hang miệng thoát ra. Đây là một âm mũi, hữu thanh có cách phát âm gần giống “m” trong tiếng Việt.

f: Chính là âm môi răng được phát âm như sau: môi dưới dính nhẹ với răng trên, sau đó luồng không khí từ khe giữa răng và môi thoát ra. Nó có cách phát âm gần giống “ph” trong tiếng Việt.

Tham khảo ngay: Bảng chữ cái tiếng Trung cho người mới học

Nhóm 2: Âm đầu lưỡi giữa: d, t, n, l

d: Chính là âm đầu lưỡi giữa được phát âm như sau: đầu lưỡi dính vào lợi trên, hình thành nên trở ngại, sau đó hạ thấp, luồng không khí từ hang miệng thoát ra (không bật hơi). Cách phát âm tương tự như “t” trong tiếng Việt.

t: Chính là âm đầu lưỡi giữa được phát âm như sau: đầu lưỡi dính vào lợi trên, hình thành nên trở ngại, sau đó hạ thấp, luồng không khí từ hang miệng thoát ra. Đây là một âm tắc, vô thanh và có bật hơi. Cách phát âm tương tự “th” trong tiếng Việt.

n: Chính là âm đầu lưỡi giữa được phát âm như sau: đầu lưỡi dính vào lợi trên, hình thành nên trở ngại, luồng không khí từ hang mũi thoát ra. Đây là một âm mũi, hữu thanh có cách phát âm gần giống “n” trong tiếng Việt.

l: Chính là âm đầu lưỡi giữa được phát âm như sau: đầu lưỡi dính vào lợi trên, luồng không khí từ 2 mép lưỡi thoát ra. Đây là một âm biên, hữu thanh. có cách phát âm gần giống “l” trong tiếng Việt.

Nhóm 3: Âm gốc lưỡi g, k, h

g: Chính là âm gốc lưỡi được phát âm như sau: gốc lưỡi áp vào ngạc mềm, hình thành nên trở ngại, sau đó tách ra, luồng không khí từ hang miệng thoát ra. Đây là một âm tắc, vô thanh và không bật hơi, có cách phát âm gần giống “c”, “k” trong tiếng Việt.

k: Chính là âm gốc lưỡi được phát âm như sau: gốc lưỡi áp vào ngạc mềm, hình thành nên trở ngại, sau đó tách ra và luồng không khí từ hang mồm thoát ra. Đây là một âm tắc, vô thanh và có bật hơi. Cách phát âm tương tự như “kh” trong tiếng Việt.

h: Chính là âm gốc lưỡi được phát âm như sau: gốc lưỡi nâng cao, nhưng không áp vào ngạc mềm, hình thành nên trở ngại, luồng không khí từ giữa thoát ra. Đây là một âm xát, vô thanh có cách phát âm gần giống “h” trong tiếng Việt.

Nhóm 4: Âm mặt lưỡi j, q, x

j: Chính là âm mặt lưỡi được phát âm như sau: mặt lưỡi áp nhẹ vào ngạc cứng rồi tách ra, sau đó luồng không khí từ giữa thoát ra. Đây là một âm bán tắc, vô thanh và không bật hơi có cách phát âm gần giống “ch” trong tiếng Việt.

q: Chính là âm mặt lưỡi được phát âm như sau: mặt lưỡi áp nhẹ vào ngạc cứng rồi tách ra, sau đó luồng không khí từ giữa thoát ra. Đây là một âm bán tắc, vô thanh và có bật hơi. Cách phát âm tương đối giống với âm sch trong tiếng Đức và đọc như “sờ chờ” trong tiếng Việt

x: Chính là âm mặt lưỡi được phát âm như sau: mặt lưỡi nâng cao sát ngạc cứng và luồng không khí từ giữa thoát ra. Đây là một âm xát, vô thanh có cách phát âm gần giống “x” trong tiếng Việt.

Nhóm 5: Âm đầu lưỡi trước z, c, s

z: Chính là âm đầu lưỡi trước được phát âm như sau: đầu lưỡi áp vào lợi trên, sau đó tách ra một tí và luồng không khí từ giữa thoát ra. Đây là một âm bán tắc, vô thanh và không bật hơi có cách phát âm gần giống “ch” trong tiếng Việt.

c: Chính là âm đầu lưỡi trước được phát âm như sau: đầu lưỡi áp vào lợi trên, sau đó tách ra một tí rồi luồng không khí từ giữa thoát ra. Đây là một âm bán tắc, vô thanh và có bật hơi có cách đọc tương tự chữ x ở một số vùng miền.

s: Chính là âm đầu lưỡi trước được phát âm như sau: đầu lưỡi nâng sát lợi trên và luồng không khí từ giữa thoát ra. Đây là một âm xát, vô thanh có cách phát âm hơi giống “x” trong tiếng Việt.

r: Chính là âm đầu lưỡi sau được phát âm như sau: đầu lưỡi nâng sát ngạc cứng trước và luồng không khí thoát ra miệng theo một đường nhỏ và hẹp. Đây là một âm xát, hữu thanh và lúc phát âm phải uốn lưỡi. Cách phát âm của nó hơi giống “r” trong tiếng Việt.

Cách học phiên âm tiếng Trung – phát âm phụ âm kép 

Khi học phiên âm tiếng Trung bạn cần quan tâm đến 3 phụ âm kép và cách phát âm tiếng Trung chuẩn như sau:

  • zh: Gần giống với “tr” (trong tiếng Việt). Cách phát âm như sau: Tròn môi, uốn lưỡi và không bật hơi.
  • ch: Gần giống với “tr” nhưng bật hơi. Cách phát âm như sau: Tròn môi và uốn lưỡi. Đây là âm bật hơi phát âm gần giống như âm “xờ chờ”.
  • sh: Gần giống với “s” nhưng nặng hơn. Cách phát âm như sau: Tròn môi và uốn lưỡi. Đây là một âm xát, vô thanh.

Lưu ý: Trong nhóm này có 2 thanh mẫu (phụ âm kép) được phát âm giống nhau là zh và sh. Chúng rất dễ nhầm lẫn nên để phát âm đúng và chính xác 2 phụ âm này thì bạn phải thường xuyên luyện phát âm tiếng Trung. Còn phụ âm Ch cũng phát âm tương tự 2 phụ âm trên, chỉ khác ở chỗ lúc phát âm phải hắt mạnh hơi ra theo.

Ngoài cách đọc phát âm nguyên âm đơn và phụ âm, trong tiếng Trung còn có biến thể nguyên âm kép của các nguyên âm đơn dưới đây:

  • a: ai, ao, an, ang
  • e: ei, en, eng, er
  • o: ou, ong
  • i: ia, iao, ie, iou, ian, iang, in, ing, iong
  • u: ua, uai, uei, uo, uan, uang, uen, ueng,
  • ü: üe, üan, ün

Xem thêm: Điểm danh các chứng chỉ tiếng Trung phổ biến nhất và những thông tin bạn cần biết

Bảng chữ cái tiếng Trung Pinyin đầy đủ cho người mới học

bang-chu-cai-tieng-trung-pinyin
Bảng chữ cái phiên âm tiếng Trung Pinyin

Nguyên tắc học phiên âm tiếng Trung Pinyin bính âm

Nguyên tắc học bính âm trong tiếng Hán khá đơn giản:

  • Phụ âm ghép với nguyên âm tạo thành 1 từ.
  • Nguyên âm riêng đứng 1 mình cũng tạo thành 1 từ.
  • Khi phát âm chính là sự kết hợp giữa phụ âm và nguyên âm tạo ra cách đọc chính xác của 1 từ.
  • Thanh điệu tạo ra sự phát âm khác nhau cho các phiên âm viết giống nhau.
  • Quy tắc biến âm làm cho cách đọc các âm pinyin thay đổi.

Lộ trình học tiếng Trung cho người mới bắt đầu

Có thể nói lộ trình học tiếng Trung, trong đó có phần học phiên âm tiếng Trung cho người mới bắt đầu là một câu chuyện khá dài mà khó thể nào giãi bày một cách trọn vẹn ngay tại bài viết này. Chúng tôi đã dành riêng một bài viết để nói về chủ đề này, mời các bạn tham khảo tại đây nhé: https://vied.com.vn/lo-trinh-hoc-tieng-trung-cho-nguoi-moi-bat-dau/

Trung tâm dạy học tiếng Trung Quận 7 – TPHCM 

VIED Education là trung tâm đào tạo tiếng Trung uy tín tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Với sứ mệnh đem đến cơ hội học tập chất lượng và chuyên nghiệp, VIED Education đã trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai muốn nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Trung.

Trung tâm VIED Education được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, không gian rộng rãi, thoáng đãng, tạo nên môi trường học tập lý tưởng. Các lớp học được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, với các công nghệ giảng dạy tiên tiến, giúp học viên dễ dàng tiếp thu và thực hành.

trung-tam-hoc-tieng-trung-quan-7
Trung tâm dạy tiếng Trung uy tín Quận 7 – VIED Education

Đội ngũ giáo viên tại VIED Education đều là những người giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao. Họ luôn tận tâm, nhiệt tình, giúp học viên hiểu rõ ngữ pháp, từ vựng và nắm bắt được văn hóa, phong cách giao tiếp đặc trưng của Trung Quốc.

Các khóa học tại VIED Education được tổ chức linh hoạt, phù hợp với mọi lứa tuổi và trình độ. Từ khóa học cơ bản cho người mới học, đến các khóa học chuyên sâu như tiếng Trung thương mại, tiếng Trung du lịch, hay các khóa học luyện thi chứng chỉ HSK, trung tâm đều đáp ứng được nhu cầu đa dạng của học viên.

VIED Education còn tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các buổi giao lưu văn hóa, giúp học viên có cơ hội thực hành, giao tiếp thực tế và nâng cao khả năng ngôn ngữ một cách toàn diện. Đặc biệt, giáo viên sẽ chia sẻ những cách học tiếng Trung dễ nhớ nhất để học viên rút ngắn thời gian học tập, nhanh chóng tiến bộ.

Bài viết trên đây chúng tôi đã hướng dẫn cách học phiên âm tiếng Trung để những người mới bắt đầu tìm hiểu ngôn ngữ này có thể tham khảo. Ngoài ra, khi đến trung tâm VIED Education các bạn sẽ được giáo viên hướng dẫn chi tiết việc học phiên âm tiếng Trung giúp việc học nhanh chóng hơn. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

TRUNG TÂM DU HỌC & ĐÀO TẠO TIẾNG TRUNG VIED EDUCATION 

4.9/5 - (13 bình chọn)

TƯ VẤN MIỄN PHÍ CÁC KHOÁ HỌC

    Họ và tên (*)

    Số điện thoại (*)

    Khoá học (*)

    Lớp học

    Bạn muốn tư vấn du học?

    Thời gian học

    Bạn muốn học tại trung tâm nào?

    Nhu cầu/ghi chú, nguyện vọng khác


    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *